Giống hoa Đào Bạch GL2-3

1. Nguồn gốc 

Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Văn Lãm, Ngô Văn Kỳ, Trần Thị Thuý - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh- Viện nghiên cứu Rau quả- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Giống hoa đào Bạch GL2-3 có nguồn gốc tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu Rau quả thu thập và tuyển chọn từ các giống địa phương từ năm 2007, năm 2009. Giống được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 511/ QĐ-TT-CLT ngày 12 tháng 11 năm 2013.

2. Những đặc điểm chính 

Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to > 3,5 cm, số lượng cánh\ hoa từ 18-20 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 90%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng, có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm. 

Giống đào Bạch GL2-3  có đường kính hoa và độ bền hoa cao hơn hẳn giống đào bạch đang được trồng hiện nay, Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Bạch GL2-3  cao hơn so với giống đào bạch đang được trồng phố biến ngoài sản xuất từ 30-50% 

3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
- Thời vụ trồng: Tháng 1-2 âm lịch. 

- Bón phân: 

+ Bón lót: Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột. 

+ Bón thúc: 

Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổng hợp NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.

Bón thúc làm 5 lần:

 Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xê.

- Tỉa cành: Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 - 35cm thì bấm ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán. 

- Khoanh vỏ: Tiến hành từ 18-20 tháng 8 âm lịch.

- Tuốt lá kết hợp với go cành: trước tết 60-65 ngày.

4. Điển hình đã áp dụng thành công 

Giống đào Bạch GL2-3 đã được áp dụng thành công tại một số vùng thuộc phía Bắc Việt Nam: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương.

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top