Quy trình nhân giống hoa lily (Belladona, Manissia) bằng phương pháp tách vảy

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: ThS. Lê Thị Thu Hương, TS. Trịnh Khắc Quang, TS. Đặng Văn Đông, KS. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, KS. Hồ Minh Việt
2. Cơ quan tác giá: Viện Nghiên cứu Rau quả
3. Nguồn gốc xuất xứ: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiến tiến của Hà Lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa chi Lilium (lily, loa kèn) ở Việt Nam
4. Phạm vi áp dụng:
       Áp dụng cho việc nhân giống hoa lily tại các tỉnh như: Sơn La, Lâm Đồng, lào Cai
5. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nhân giống hoa lily bằng phương pháp tách vảy củ.
 
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH HOA LILY (MANISSA, BENLLADONNA)  BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH VẢY CỦ
1. Kỹ thuật giâm vảy và chăm sóc (giai đoạn 1)
- Thời vụ giâm vảy: Thời vụ giâm vảy thích hợp từ tháng 09 đến tháng 10.
- Phương pháp giâm vảy: sau khi tách vảy (1/3 tầng vảy phía ngoài cùng của củ giống đầu dòng), vảy được ngâm vào dung dịch Daconil (nồng độ 10g/10l nước), trong thời gian 15 phút, vớt ra và hong khô 1 ngày, rồi tiến hành vùi vảy trong giá thể xơ dừa, xếp lần lượt theo từng lớp sau đó đưa vào bảo quản lạnh ở điều kiện nhiệt độ 4-50C, độ ẩm 80 – 85%.
 + Sau thời gian bảo quản 25 ngày, chân vảy củ xuất hiện những củ con thì tiến hành trồng ra vườn. Khoảng cách trồng 5 x 5 cm, độ sâu 1/2 - 2/3 chiều dài vảy. Sau đó phủ một lớp đất mịn dày 3cm. Trồng xong tiến hành tưới phun nước cho vảy tiếp xúc chặt với đất, sau đó định kỳ mỗi ngày tưới nước 1 lần. Có thể dùng màng nilon hoặc lưới cản quang che luống để giữ nhiệt độ luống ổn định.
2. Thu hoạch và bảo quản củ bi (giai đoạn 2)
* Thu hoạch:
- Tiến hành thu hoạch củ giống sau giâm 160 ngày. Khi thu củ, không tách ngay củ khỏi thân cây mà để cả cây và củ con vào chỗ mát cho dinh dưỡng của thân dồn vào trong củ.
* Bảo quản:
- Chủng loại củ giống đưa vào bảo quản: là loại củ có chu vi: 3,0 – 4,5cm.
- Củ giống sau khi  thu hoạch 10 ngày, vệ sinh củ sạch sẽ, ngâm vào dung dịch Daconil (nồng độ 10g/10lít nước), ngâm trong thời gian 15 phút, vớt ra để khô sau đó xếp lần lượt vào khay nhựa đen (kích thước khay 40x20x20cm), số lượng 200 củ/khay, cứ 1 lớp củ phủ 1 lớp xơ dừa ẩm. Sau đó  đưa vào bảo quản củ giống trong thời gian 3 tháng ở chế độ nhiệt độ từ 4-50C, độ ẩm 80-85%.
3. Trồng và chăm sóc củ bi (giai đoạn 3)
* Chuẩn bị giá thể trồng:
- Yêu cầu chung của giá thể trồng củ lily: tơi xốp, giữ ẩm, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại. Tốt nhất là nên sử dụng loại giá thể gồm 1/3 đất ruộng +1/3 trấu hun + 1/3 xơ dừa. Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 3-5 ngày, sau đó dỡ nilon ra sau 1-2 ngày là trồng được.
- Mật độ trồng: củ x củ = 5x5cm. Trồng xong lấp đất dày 3-5cm, tưới đẫm nước.
* Chăm sóc, bón phân:
- Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng.
- Sau trồng 5 tuần thì tiến hành bón phân thúc.
+ Lần 1: sau trồng 5 tuần: dùng phân Plant Soul tỷ lệ 1kg/800 lít nước để tưới cho lily (có thể dùng phân bón NPK lượng dùng 1kg/100m2 hòa vào nước để tưới).
+ Lần 2: bón sau lần 1: 20-25ngày. Lượng bón cho 100m2: 0,1kg đạm + 1kg NPK.
+ Lần 3: bón sau lần 2: 20-25ngày . Lượng bón cho 100m2: 0,3kg đạm + 4kg NPK + 0,5kg lân + 1kg Canciluic Nitrate.
- Ngoài ra để nâng cao năng suất và chất lượng củ giống chúng ta nên tiến hành phun thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik; phun sau trồng 20 ngày, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun theo nồng độ: 10ml/10l nước.
4. Thu hoạch và bảo quản củ nhỡ (giai đoạn 4)
* Thu hoạch:
- Sau khi trồng khoảng 150 ngày, tiến hành thu hoạch củ. Ta thu được loại củ nhỡ (củ có chu vi 6,5 – 8,0cm). 
* Bảo quản:
- Củ nhỡ sau khi  thu hoạch 10 ngày, vệ sinh củ sạch sẽ, ngâm vào dung dịch Daconil (nồng độ 10g/10 lít nước), ngâm trong thời gian 15 phút, vớt ra để khô. Sau đó xếp lần lượt vào khay nhựa đen (kích thước khay 40x20x20cm), số lượng 200 củ/khay, cứ 1 lớp củ phủ 1 lớp xơ dừa ẩm. Sau đó  đưa vào bảo quản củ giống ở thời gian  là 3 tháng ở chế độ nhiệt độ từ 4-50C, độ ẩm 80-85%. 
5. Trồng và chăm sóc củ nhỡ (giai đoạn 5)
* Chuẩn bị giá thể trồng: 
- Yêu cầu chung của giá thể trồng củ lily: tơi xốp, giữ ẩm, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại. Tốt nhất là nên sử dụng loại giá thể gồm 1/3 đất ruộng +1/3 trấu hun + 1/3 xơ dừa. Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 3-5 ngày, sau đó dỡ nilon ra sau 1-2 ngày là trồng được.
- Mật độ trồng: củ x củ = 10 x 10cm. Trồng xong lấp đất dày 3-5cm, tưới đẫm nước.
* Chăm sóc, bón phân:
- Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng.
- Che phủ mặt luống: Nếu trồng vào thời điểm nắng nóng có thể che 1 lớp lưới đen để giảm nhiệt độ và ánh sáng cho cây.
-  Bón phân: Sau trồng 30 ngày thì tiến hành bón phân thúc.
+ Lần 1: dùng phân Plant Soul tỷ lệ 1,5kg/800 lít nước để tưới cho lily.
+ Lần 2: bón sau lần 1 từ 10-15 ngày. Lượng bón cho 100m2: 0,2kg đạm + 1,5kg NPK.
+ Lần 3: bón sau lần 2 từ 10-15 ngày . Lượng bón cho 100m2: 0,3kg đạm + 5kg NPK + 0,6kg lân + 1,5kg Canciluic Nitrate.
+ Lần 4: Sau lần ba từ 20 - 25 ngày. Lượng bón cho 100m2 như sau: 0,1kg đạm + 4kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 0,3 kg kali hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống.
+ Ngoài ra để nâng cao năng suất và chất lượng củ giống chúng ta nên tiến hành phun thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik; phun sau trồng 20 ngày, phun định kỳ 7 ngày/lần, phun theo nồng độ: 10ml/10l nước.
6. Thu hoạch và bảo quản củ thương phẩm (giai đoạn 6)
* Thu hoạch:
- Sau khi trồng khoảng 150 ngày thì tiến hành thu hoạch củ. Ta thu được  củ thương phẩm (củ có chu vi 10 - 12cm). 
* Bảo quản:
- Củ giống sau khi  thu hoạch 10 ngày, vệ sinh củ sạch sẽ, ngâm vào dung dịch Daconil (nồng độ 10g/10 lít nước), ngâm trong thời gian 15 phút, vớt ra để khô sau đó xếp lần lượt vào khay nhựa đen (kích thước khay 40x20x20cm), số lượng 200 củ/khay, cứ 1 lớp củ phủ 1 lớp xơ dừa ẩm. Sau đó đưa vào bảo quản củ thương phẩm trong thời gian 120 ngày ở chế độ nhiệt độ 1 – 20C, độ ẩm 80-85%.
7. Trồng và chăm sóc củ thương phẩm (giai đoạn 7)
a, Xử lý nấm bệnh củ giống trước khi trồng:
- Dùng Daconil 75WP (10g/10l nước) hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 lít nước), ngâm củ 5-10 phút, sau đó vớt củ, để ráo rồi đem trồng.
b, Trồng và chăm sóc:
- Yêu cầu chung của đất/giá thể trồng: phải tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, hàm lượng muối: EC=0,5-0,8mS/cm.  pH: 6,0-7,0.
- Bón lót: Có thể bón lót bằng phân chuồng hoai mục: 1m3/100m2, trộn đều phân với đất trước khi trồng.
- Mật độ trồng: củ x củ =12 x 12cm. Trồng xong lấp đất dày 3-5cm, tưới đẫm nước.
- Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng.
- Che phủ mặt luống: dùng lưới đen che để hạ thấp nhiệt độ tối đa cho đất. Đặc biệt trong 3 tuần đầu là giai đoạn phát triển rễ thân, nếu thời tiết nắng nóng dùng 2 lớp lưới đen để che và che cả xung quanh vườn ly, khi thời tiết mát mẻ chỉ cần một lớp lưới đen là được. Sau khi rễ trên phát triển khoảng 1cm thì bắt đầu dỡ bớt lưới đen ra để cung cấp thêm ánh sáng cho cây. 
- Bón phân thúc:
+ Lần 1: Sau trồng 3 tuần có thể dùng phân Plant – Soul (20-20-20) tỷ lệ 1/800 để tưới cho lily (hoặc có thể dùng phân bón Bình Điền (13-13-13) lượng dùng 2kg/100m2 hòa vào nước để tưới). 
+ Lần 2: Bón sau lần một 7 - 10 ngày: lượng bón cho 100m2 như sau: 0,2kg đạm + 3kg phân Bình Điền (13-13-13) hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. 
+ Lần 3: Sau lần hai 7 – 10 ngày, khi cây sắp xuất hiện nụ hoa: lượng bón cho 100m2 như sau: 0,3kg đạm + 4kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 1kg Canciluic Nitrate hòa vào nước tưới hặc rắc đều trên mặt luống. 
+ Lần 4: Sau lần ba 7 – 10 ngày, khi đang xuất hiện nụ hoa: lượng bón cho 100m2 như sau: 0,2kg đạm + 4kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 0,3 kg kali + 1kg Canciluic Nitrate hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. 
+ Lần 5: Sau lần bốn 7 – 10 ngày: lượng bón cho 100m2 như sau: 4kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 0,3 kg kali hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. 
+ Lần 6: Sau lần năm 7 – 10 ngày: lượng bón cho 100m2 như sau: 4kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,4 kg lân + 0,4 kg kali hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. 
c, Phòng trừ sâu bệnh:
- Lily chủ yếu gặp các bệnh về nấm, đặc biệt những khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium)
  + Nguyên nhân: do nấm Fusarium gây ra.
  + Phòng trừ bệnh: Trồng luân canh với cây trồng khác họ. Khi mới chớm bệnh có thể dùng Daconil 75WP tưới vào gốc cây với liều lượng 10g/8l nước; Anvil 5SC 10-15g/8l nước. Nếu bệnh nặng hơn nên nhổ bỏ cây bệnh tránh lây sang các cây khác.
- Bệnh Botrytis (cháy lá, đốm lá, đốm nụ) 
+ Là loại nấm bệnh như đốm vòng, thường xuất hiện trên lá và nụ hoa làm giảm giá trị thương mại của hoa. Bệnh lây nhanh và phát triển mạnh khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao. 
+ Phòng trừ: Khi nụ đã hình thành 1-2cm, nên phun phòng bệnh bằng Score ít nhất 1lần/1tuần; hay phun Rovral 50wp, 10-20g/bình 10 lít; Acrylic acid 4% + Carvarol 1%; phun Boocđo 1%; Champion 77wp: 20g/bình 10 lít nước, phun 2-3 bình/sào Bắc bộ. Lưu ý không tưới lên trên nụ, giữ cho cây khô trong suốt thời gian trồng.

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top