Quảng Ninh xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP

Tính đến 2016, tổng diện tích cây ăn quả của Quảng Ninh đạt 7.274ha, với nhiều chủng loại như chuối, dứa, nhãn, vải, xoài, cây có múi, na, táo mít, ổi... Trong đó, diện tích cây ăn quả tập trung của tỉnh chủ yếu nằm ở thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50ha vải đang thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhưng chưa có diện tích cây ăn quả nào chính thức được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ở thị xã Đông Triều, tổng diện tích cây ăn quả là 2.545ha (bằng 36,7% so với tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh). Trong đó, cây vải và cây na là hai đối tượng cây ăn quả chủ lực của huyện có diện tích trồng tập trung lớn: 948,8ha vải và 986,9ha na. Tại Đông Triều có thời điểm, diện tích vải lên tới trên 3.000 ha. Những năm gần đây, diện tích Vải ở Đông Triều đã giảm xuống, chủ yếu ở những diện tích trồng không thuận lợi về giao thông, nước tưới, có năng suất chất lượng suy giảm, hiệu quả không cao. Năm 2016, diện tích chỉ còn khoảng 948,8ha, tập trung ở các xã Bình Khê: 271,0 ha, An Sinh: 102 ha, Hồng Thái Đông: 217 ha. Năng suất đạt trung bình 21 tạ/ha. Sản lượng đạt 1.934tấn. Đối với cây na, với diện tích tăng khá nhanh trong 5-7 năm trở lại đây, từ khoảng 400 ha năm 2010 đã lên đến gần 1000ha như hiện nay. Trong khi diện tích phát triển nhanh nhưng kỹ thuật chậm được cải tiến dẫn cây bị suy thoái, sâu bệnh phát sinh nhiều và diễn biến phức tạp. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên khó kiểm soát. Do vậy năng suất cũng như chất lượng suy giảm và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở thành phố Uông Bí, vải chín sớm là một trong những cây đặc sản của địa phương, được trồng tập trung chủ yếu ở phường Phương Nam với diện tích là 351ha, sản lượng thu hoạch ước đạt gần 2.800 tấn, giá trị thu được trên 76 tỷ đồng (Thu nhập trên 240 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với những loại cây ăn quả khác cùng điều kiện phát triển).

Với sản lượng lớn, nhưng mùa vụ thu hoạch vải chỉ trong một thời gian 20 – 30 ngày, tùy theo giống vải (chủ yếu tập trung trong tháng 5 và tháng 6 dương lịch), giá cả không ổn định, tạo một áp lực không nhỏ cho người trồng vải. Hiện nay, nhiều cơ hội cho sản phẩm quả vải có thể xuất khẩu vào được các thị trường lớn ngoài nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, các nước trong khối EU và thậm chí vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên trong thực tế, sản phẩm quả vải của nước ta xuất khẩu vào các thị trường này với số lượng rất nhỏ do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các thị trường này đặt ra. Xu thế chung của thị trường yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo định hướng phát triển nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cây ăn quả đạt 900 ngàn ha. Trong đó, sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch phát ngành nông lâm nghiệp và thuỷ lợi đến năm 2020, với các quan điểm: khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới; Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; khuyến khích hộ nông dân đầu tư phát triển trang trại để tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ… Mục tiêu: Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh những sản phẩm nông lâm nghiệp có lợi thế của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động trong ngành nông nghiệp; Đảm bảo sự phát triển bền vững sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp và kết hợp phục vụ các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Ngày 25/10/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 4008/QĐ-UBND về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Sản xuất vải thiều, na Đông Triều và vải chín sớm Phương Nam, Uông Bí theo quy trình Việt GAP đảm bảo vệ sinh thực phẩm vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh giai đoạn 2018 – 2020 với mục tiêu:

- Xây dựng vùng sản xuất tập trung vải thiều, na Đông Triều và vải chín sớm Phương Nam, Uông Bí, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng các tiến bộ trong kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu vải thiều, na Đông Triều và vải chín sớm Phương Nam, Uông Bí, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Nâng cao kiến thức về thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu dịch vụ nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của người dân. Từng bước xây dựng mô hình nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Tạo ra trên địa bàn một vùng nông nghiệp sinh thái với cảnh quan xanh đẹp; sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững trong vùng dự án.

Nội dung chính của dự án từ 2018 - 2020 là hình thành vùng sản xuất vải thiều, na Đông Triều và vải chín sớm Phương Nam, Uông Bí đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 580ha. Trong đó, ở thị xã Đông Triều: 200ha na và 100ha vải; Ở Uông Bí: 280ha vải chín sớm.

Các nhà thầu chính tham gia tư vấn, xây dựng mô hình và chứng nhận là Viện Nghiên cứu Rau quả, đảm trách nội dung Điều tra, khảo sát, đánh giá vùng sản xuất, đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn cho nông dân và chuyển giao quy trình sản xuất na, vải theo tiêu chuẩn VietGAP; Công ty Cổ phần Chứng nhận VietCert và Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 đảm trách khâu chứng nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Đến nay, công tác khảo sát, đánh giá vùng sản xuất; Đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn nông dân và tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP đang được Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với các Phòng Kinh tế thành phố Uông Bí, phòng kinh tế thị xã Đông Triều và UBND các xã, phường trong vùng dự án triển khai một cách tích cực.

Kế hoạch trong năm 2018 sẽ đề nghị chứng nhận 50ha na của Đông Triều. Năm 2019 chứng nhận 250ha na và vải còn lại của Đông Triều và 136ha vải của Uông Bí. Năm 2020 sẽ chứng nhận nốt 144ha vải chín sớm còn lại của Uông Bí. Như vậy, từ năm 2020, hàng năm, Quảng Ninh sẽ có khoảng 100ha vải thiều, 280ha vải chín sớm và 200ha na được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khi các hoạt động sản xuất được triển khai, hàng năm dự kiến các vùng sản xuất tập trung này sẽ tạo ra một lượng lớn sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó có khoảng 2.400 tấn na và 2.500 – 3.000 tấn vải các loại. Đồng thời, công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu hiện nay của bà con nông dân trong vùng; từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ và người nông dân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá với các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong quá trình thực hiện dự án cũng sẽ đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp. Nông dân trong vùng có được nơi tham quan, học tập, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho một số lao động trong vùng.

181109 Quang Ninh xay dung vung sx caq

Hội nghị triển khai dự án tại xã Bình Khê - Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh

Việc thực hiện các kỹ thuật và các kỹ thuật tiến bộ theo hướng VietGAP trong sản xuất na, vải tại Quảng Ninh sẽ làm giảm rất đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối tượng kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của người lao động, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp.

181109 Quang ninh xay dung mo hinh sx caq 2

Mô hình sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP

181109 Quang Ninh xay dung mo hinh sx caq 3

181109 Quang Ninh xay dung mo hinh sx caq 4

Mô hình vải thiều và vải chín sớm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại Đông Triều và Uông Bí- Quảng Ninh

TS. Đào Quang Nghị

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

 

 

 

 

 

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top