Nghiên cứu chất dẫn dụ ruồi hại trái mới từ mùi yêu thích của ruồi

Tiếp tục phát triển và thử nghiệm một chất dẫn dụ ruồi hại dưa mới có nguồn gốc từ dưa chuột có cải thiện được hoạt động giám sát và kiểm soát dịch hại nông nghiệp gây tốn kém này.
 
 
Đó là mục tiêu của các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) – những người đã phát triển chất dẫn dụ này trong các nghiên cứu tại Đơn vị Nghiên cứu Bảo vệ cây trồng nhiệt đới trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ở Hilo, Hawaii.
Ở Hawaii, loài ruồi đục trái hại dưa Bactrocera cucurbitae là một trong bốn loài ruồi đục quả phi bản địa gây thiệt hại lên đến 15 triệu USD mỗi năm cho rau và cây ăn quả tại bang này. B. cucurbitae cũng được coi là một loài dịch hại phải cách ly kiểm dịch ở lục địa nước Mỹ và gây nhiều thiệt hại đáng kể cho nông nghiệp ở các khu vực khác trên thế giới.
Việc sử dụng các chất thu hút để theo dõi số lượng ruồi trưởng thành và hoạt động của chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận trên diện rộng của người trồng ở Hawaii để quản lý loài côn trùng gây hại có chiều dài thân là 6 - 8 mm này. Các chiến thuật bao gồm các biện pháp vệ sinh như tiêu hủy quả bị nhiễm và sử dụng bẫy cây trồng.
Hiện nay, hai loại sản phẩm đang được sử dụng là: bả prôtêin dạng lỏng và chất dẫn dụ ruồi đực. Tuy nhiên, việc theo dõi chính xác và kiểm soát số lượng tốt hơn có thể đạt được nếu con ruồi cái cũng có thể bị thu hút, nhà côn trùng học Eric Jang - người đứng đầu đơn vị nghiên cứu tại Hilo cho biết.
Trong các nghiên cứu đó, Jang và cộng sự đã sử dụng một quy trình gọi là "phân tích sắc ký khí -điện râu" để đo lại xem những con ruồi hại dưa phản ứng mạnh mẽ thế nào với các pha trộn khác nhau của 31 hợp chất dễ bay hơi phát ra từ quả dưa tươi, trong số các cây ký chủ yêu thích của chúng. Từ phân tích này, họ bước đầu đã xác định và thử nghiệm một sự pha trộn chín hợp chất đã được chứng minh về tính hấp dẫn đối với ruồi cái, nhưng sau đó tập trung vào pha trộn bảy hợp chất hoạt động tốt hơn khi được phối trộn dưới dạng mồi khô.
Trong thời gian thử nghiệm ngoài trời trên giống đu đủ Hawaii và với cây bầu (sponge gourd) tại Đài Loan, 100 mg chất trộn dưa chuột tổng hợp khô bắt được nhiều ruồi đục dưa hơn so với bả prôtêin và chất dẫn dụ ruồi đực. Sự pha trộn này cũng tồn tại được lâu dài như hai sản phẩm kia khi liều lượng được tăng lên đến 300 mg.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí AgResearch, số ra tháng 4 năm 2015.

MARD
Nguồn ARS

 

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top