Người thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc

Chúng tôi đến thăm trang trại cây ăn quả của gia đình anh Đỗ Văn Luân ở thôn Nà Mèo, xã Hà Hiệu (Ba Bể). Mới sáng sớm mà anh đã lên đồi chăm sóc cây. Đường nội bộ dành để vận chuyển phân bón và thu hái quả đã được gia đình anh đổ bê tông, quy hoạch bài bản...

 180210 nguoi thanh cong 1

 Phương pháp giữ ẩm cho vườn cây là cát cỏ không xới cỏ, đảm bảo không bị rửa trôi mầu mỡ khi trời mưa

 


Mới sáng sớm mà lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi, anh Luân tắt chiếc máy cắt cỏ, đưa chúng tôi vào trò chuyện trong chiếc lán dành để trông vườn. Anh chậm rãi chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm và sự thành công bước đầu với cây ăn quả trên đất dốc.


Trước đây khi mới lập gia đình, anh Đỗ Văn Luân tính làm trang trại cây ăn quả nhưng không có vốn. Sau vài năm buôn bán, có chút vốn gia đình mới bắt đầu quy hoạch vườn để trồng cây. Chi phí để làm vườn khá tốn kém, để lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh không trồng xen canh, mà dùng tiền buôn bán hằng ngày mua phân bón và cây giống. Xuất phát từ nghề buôn bán hoa quả lên anh chị biết rất rõ về các loại quả và mùa vụ, biết ở đâu có quả ngon và giống tốt, chọn cách đầu tư dần nên không bị khó khăn về vốn.

 180210 nguoi thanh cong 2

Phương pháp vít cành tạo tán cho cây được anh Luân học tập từ Sơn La

 


Gia đình anh Đỗ Văn Luân bắt tay vào cải tạo đất và bắt đầu trồng cây ăn quả từ năm 2013. Việc dùng máy cắt cỏ thay vì xới cỏ thường xuyên chính là cách làm để trồng cây trên đất dốc thành công. Nếu cứ xới sạch cỏ ở độ dốc như thế này, mưa lớn xói hết màu mỡ, trời nắng đất sẽ bị hạn, cây không có nước thì bón bao nhiêu phân chăng nữa cũng chỉ là con số không. Do vậy vợ chồng anh Luân chỉ xới một chút quanh gốc đủ để bón phân, chi phí cắt cỏ rẻ hơn xới cỏ.

Với diện tích 3ha, anh chia thành nhiều khu vực, với trên 400 cây cam sành Hà Giang, hơn 100 cây hồng không hạt Bắc Kạn, 200 cây táo Đài Loan, 100 cây mít Thái, hồng không hạt và bưởi Da xanh mỗi loại 100 cây. Hiện nay tất cả các loại cây ăn quả đã bắt đầu cho thu hoạch, năm 2017 đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, hoàn toàn bán tại vườn.

Đến nay gia đình anh Luân khẳng định đã trồng thành công 3ha cây ăn quả trên đất dốc, chất lượng quả rất ngon. Riêng cam sành năm vừa qua cho thu hoạch 3 tấn quả, giá bán 20.000 đồng/kg, thu về gần 60 triệu đồng, táo Đài Loan cho sản lượng hơn 3 tấn, giá bán cũng trên 20.000 đồng/kg. Có đường QL279 chạy ngay qua trước khu trang trại lên việc bán cam rất thuận lợi. Cam sành trồng tại Hà Hiệu để được 15-20 ngày sau khi cắt khỏi cây, mà vẫn không bị hỏng.

Trong khi nhiều hộ dân vẫn còn loay hoay tìm cách để ổn định cuộc sống hay đi làm ăn xa thì vợ chồng anh Đỗ Văn Luân ở thôn Nà Mèo, xã Hà Hiệu lại gắn bó và chọn hướng làm giàu ngay tại quê hương mình bằng mô hình trồng cây ăn quả. Chọn các trồng đa dạng loại cây để mùa nào cũng có hoa quả bán, tránh bị được mùa mất giá, vụ quả năm 2018 anh Đỗ Văn Luân dự tính thu về lợi nhuận gấp hai lần năm 2017. Đây là mô hình canh tác trên đất dốc thành công, cần được người dân tham khảo, học tập./.



Nguồn: baobackan.org.vn

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con. Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao. Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau. Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh. Xem chi tiết

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

Hơn 35.000m2 nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Ảnh: Quỳnh Chi. Ngày 22 - 23/4 tại Sơn La, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Cùng tham dự sự kiện có Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) và đông đảo nông dân, hợp tác xã sản xuất rau tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Công nghệ cao giúp năng suất rau tăng gấp 3 Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính. Xem chi tiết

Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”

(sonla.gov.vn) Ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại Khu Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu. Dự Lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả; Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.  Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” Khu nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu có tổng diện tích là trên 35.400 m2; gồm các khu công năng như: Phòng nuôi. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top