Tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động kết nối thị trường sản phẩm rau của huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La

In bài này

Từ ngày 13 đến 17/12/2019, trong khuôn khổ dự án: “Phát triển hệ thống sản xuất, bảo quản và chế biến rau, hoa theo chuỗi giá trị có gắn với du lịch tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La”. Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá và kết nối thị trường cho sản phẩm rau của huyện Mộc Châu và Vân Hồ tại Hà Nội. Tham dự các hoạt động kết nối thị trường có đại diện từ các đơn vị là đối tác của dự án là: HTX Cao Sơn, HTX rau an toàn An Tâm Mộc Châu, HTX Nông nghiệp Hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Xóm 1 Chiềng Đi, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Bản Co Phay… Phần lớn là các thành viên nữ từ các đơn vị.

Tại Hội chợ Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất 2019 (498 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), Viện Nghiên cứu Rau quả đã hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số là đại diện của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác của Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La tham gia gian hàng trưng bày giới thiệu, cung cấp sản phẩm rau Mộc Châu và Sơn La cho các khách hàng tại Hà Nội.

121719 tang cuong su tham gia 1

Đại diện của các HTX và Tổ hợp tác của huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La tại Hội chợ

Bên cạnh việc tham gia Hội chợ, phụ nữ dân tộc thiểu số của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác của Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã tham quan, tiếp cận với một số đơn vị phân phối rau tại Hà Nội như hệ thống siêu thị Happro, A Long Biên, Happy Mart, người bán buôn rau tại Chợ Đầu mối Phía Nam, ….

121719 tang cuong su tham gia 2

Đại diện các Nhà phân phối rau tại Hà Nội giao lưu tìm hiểu khả năng cung cấp sản phẩm rau của các đơn vị sản xuất ở Mộc Châu và Vân Hồ, Sơn La

121719 tang cuong su tham gia 3

Đại diện các Tổ hợp tác của huyện Mộc Châu là phụ nữ dân tộc thiểu số đến tham quan gian hàng rau của siêu thị AEON Long Biên

Các đại diện các HTX, THT ở Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La cũng đã giới thiệu đến các khách hàng tại thị trường Hà Nội khả năng sản xuất rau của đơn vị mình.

Tên các đơn vị cung cấp rau

Địa chỉ

Đại diện

Điện thoại liên lạc

Tổng diện tích (ha)

Viet GAP (ha)

Sản lượng rau/năm (tấn)

Sản phẩm chủ lực

1. HTX Cao Sơn

Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La

Phạm Đình Ổn

0914376178

10.0

5

500

cải bắp, cải thảo, cà chua, su su, Su su, bí cô tiên, củ cải

2. HTX rau an toàn An Tâm Mộc Châu

Bản An Thái, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

Nguyễn Thị Tâm

0356783540

10.0

4,66

450

cải bắp, cải mèo, bí xanh, bí đỏ, cà chua, cải mèo,…;

3. HTX Nông Nghiệp Hoàng Hải Tân Lập

Tiểu khu 34, xã Tân lập, huyện Mộc Châu

Nguyễn Văn Hải

0963084802

20.0

2

1000

Su su quả, bắp cải, đậu cove, bắp cải tim, cải thảo, cải bó xôi, cà chua, dưa chuột…

4. HTX Nông nghiệp Hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu

Tiểu khu Chiềng Đi, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La

Vì Thị Thu Hà

0948199896

10.0

7,3

450

cải bắp, cà chua, xà lách, cà rốt, cải làn, su hào;

5. Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Xóm 1 Chiềng Đi

Tiểu khu Chiềng Đi, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La

Vì Văn Thương (Hà Văn Đức phụ trách kinh doanh)

0843866045

2.0

 -

40

Đậu co ve, bắp cải, su hào, cải củ….

6. Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Bản Co Phay

Bản Co Phay, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La

Triệu Thị Mân

0389234292

0.5

10

Su su, bắp cải, bí xanh, đậu cô ve, cải mèo

Thông qua chuỗi hoạt động kết nối thị trường, phụ nữ dân tộc thiểu số của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác bước đầu nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt các nhà phân phố rau tại Hà Nội về sản phẩm rau, tự tin hơn trong các hoạt động tiếp cận với các nhà phân phối và khách hàng mới. Đặc biệt, đã tạo cho họ động lực quan trọng trong việc chuyển đổi sang sản xuất rau góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương và cải thiện thu nhập cho hộ gia đình.

                                                                                                                                                                                                                                   ThS. Lê Như Thịnh

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

Tin mới

Các tin khác