Tham dự hội thảo khoa học: “Tham gia góp ý vào dự thảo Báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc tỉnh Sơn La; đề xuất chủ trương phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026-2030, đ

Ngày 24 tháng 4 năm 2025, Viện Nghiên cứu Rau quả vinh dự được Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La mời tham dự Hội thảo khoa học: “Tham dự hội thảo khoa học: “Tham gia góp ý vào dự thảo Báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc tỉnh Sơn La; đề xuất chủ trương phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2035”

Về dự Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng đồng chủ trì chỉ đạo Hội thảo cùng với đồng chí Nguyễn Đình Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội: Khóa XV, Hội thảo đã kết thục thành công tốt đẹp.

050925 tham du hoi thao 1

Đồng chí Nguyễn Đình Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội: Khóa XV và PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng đồng chủ trì Hội thảo

Đến dự Hội thảo, Viện Nghiên cứu Rau quả được đánh giá rất cao về bài tham luận: “Những lợi thế và tiềm năng phát triển sản xuất cây ăn quả của tỉnh Sơn La” của PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng góp ý cho Hội thảo đó là:

Từ những lợi thế về điều kiện sinh thái, đa dạng nguồn gen cây ăn quả và sự am hiểu học hỏi của người nông dân ở Sơn La cùng với định hướng phát triển đúng, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sản xuất cây ăn quả của Sơn La đã có bước phát triển vượt bậc trong 10 năm vừa qua. Diện tích cây ăn quả năm 2025 tăng trên 200%, sản lượng tăng trên 300% só với diện tích và sản lượng cây ăn quả ở năm 2016. Là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước. Có nhiều chủng loại, giống cây ăn quả mới được đưa vào trồng và cho hiệu quả kinh tế cao tại Sơn La. Từ 12 chủng loại cây ăn quả được trồng phổ biến năm 2016, đến nay đã có trên 20 chủng loại cây ăn quả với nhiều giống khác nhau đang được trồng tại Sơn La.

Một số giống cây ăn quả mới đang được trồng cho hiệu quả kinh tế cao là: giống xoài GL4, giống nhãn T6, giống nhãn chín muộn PHM99.1.1, giống nhãn Ánh Vàng 205, giống thanh long ruột đỏ TL5, giống na Hoàng Hậu, giống dâu tây Hana, giống hồng Fuyu, …Giá trị sản xuất cây ăn quả trung bình đạt 150-300 triệu đồng/ha/năm, gấp 4-10 lần so với năm 2016. Hiệu quả sản xuất một số cây ăn quả của tỉnh hiện chỉ đứng sau hiệu quả sản xuất sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Một số tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả như: kỹ thuật ghép cải tạo thay thế giống, kỹ thuật đốn tỉa cành, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước và bón phân qua hệ thống tưới, kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch quả đã được đưa vào áp dụng thành công tại Sơn La làm nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cho người trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi và định hướng phát triển triển đúng, sản xuất cây ăn quả của Sơn La đã đạt được những thành tựu rất lớn, từ một tỉnh có diện tích trồng ngô lớn đã chuyển đổi thành tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước. Để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế có được của tỉnh và phát triển sản xuất cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn và bền vững, các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện đã được đề cập rất đầy đủ trong dự thảo báo cáo, tôi xin đề xuất một số vấn đề Sơn La cần ưu tiên thực hiện:

- Thứ nhất là: Tiếp tục xây dựng các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung theo từng loại cây chủ lực để có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, xây dựng các chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cho các thị trường tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả khai thác các mã số vùng trồng cây ăn quả đã được cấp. Các cây ăn quả có lợi thế của Sơn La bao gồm: chuối, dứa, nhãn, xoài, thanh long, chanh leo, dâu tây và một số cây ăn quả ôn đới có yêu cầu thấp về độ lạnh.

- Thứ hai là: Tăng cường năng lực cho các đơn vị sản xuất giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh để tạo và chủ động nguồn cây giống cây ăn quả chất lượng cao, sạch bệnh của tỉnh đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích trồng, trồng thay thế diện tích cây ăn quả đã già cỗi, giảm năng suất của các vùng trồng cây ăn quả tập trung của tỉnh.

- Thứ ba là: Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác vào sản xuất cây ăn quả của tỉnh. Bổ sung vào cơ cấu giống các giống cây ăn quả mới có năng suất, chất lượng quả cao, có thời gian chín khác nhau để kéo dài thời gian thu hoạch cho từng chủng loại cây ăn quả, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các thị trường tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về cắt tỉa, tưới nước và bón phân qua hệ thống tưới để nâng cao năng suất, chất lượng quả và giảm chi phí nhân công lao động trong quá trình sản xuất. Áp dụng quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch cho một số cây ăn quả chủ lực tại các vùng có điều kiện thâm canh của tỉnh để giảm áp lực về nhân công lao động, tiêu thụ sản phẩm. Một số cây ăn quả ưu tiên áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch quả là: xoài, nhãn, na và thanh long.

- Thứ tư là: Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, bao gồm từ ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, trong quản lý mã số vùng trồng, trong quản lý giám sát sản xuất theo các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, Globle GAP, trong quá trình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm và thương mại điện tử.

- Thứ năm là: Tăng cường liên kết, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến đóng trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm quả tươi với người sản xuất để hình thành các chuỗi liên kết bền vững, giúp bao tiêu đầu ra và kiểm soát chất lượng; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước thông qua xúc tiến thương mại, thương mại điện tử.

Với những điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển đúng đắn của tỉnh, Sơn La có đầy đủ cơ sở để trở thành trung tâm sản xuất cây ăn quả lớn của cả nước và khu vực. Việc phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển sản xuất cây ăn quả không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh mà còn là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống cho người nông dân trồng cây ăn quả.

                  050925 tham du hoi thao 2.jpg

PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả phát biểu

Nguyễn Thị Thu Hương

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top