Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh cây có múi ở các tỉnh miền núi phía Bắc (phần 1)

In bài này

181114 mot so tbkt 2

1. Tiến bộ kỹ thuật về giống

- Hiện nay đã bổ sung và duy trì một số giống bưởi, cam chất lượng cao vào cơ cấu rải vụ giống cây có múi ở các tỉnh miền núi Phía Bắc như:

+ Các dòng cam chín sớm gồm giống cam chín sớm CS1, cam BH, CT36; Thời gian thu hoạch vào Trung đầu tháng 10 đến tháng cuối tháng 11 hàng năm.

+ Các dòng cam chín chính vụ gồm cam Xã Đoài Cao Phong 1, cam Xã Đoài Cao Phong 2; Thời gian thu hoạch vào cuối tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau.

+ Dòng cam chín muộn V2, chín vào sau tết Nguyên Đán; Thời gian thu hoạch vào trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 5 năm sau.

+ Các dòng bưởi chín sớm gồm bưởi Da Xanh, bưởi Diễn sớm, bưởi đường Quế Dương.v.v...; Thời gian thu hoạch từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm.

+ Các dòng bưởi chín chính vụ gồm bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn quả chum, bưởi đường La Tinh v.v...; Thời gian thu hoạch từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm.

+ Dòng bưởi diễn quả dẹt có thời gian thu hoạch muộn nhất vào đúng dịp tết Nguyên Đán; Thời gian thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 1 năm sau.

- Việc lựa chọn ra các cây có múi đầu dòng; vườn cây có múi ưu tú có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ cho công tác nhân giống cây có múi sạch bệnh ngày càng được quan tâm, được tăng lên hàng năm và đa dạng về chủng loại.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây sạch bệnh, để sản xuất cây giống sạch bệnh trong nhà lưới, hạn chế bệnh Greening và Tristeza trên cây có múi.

- Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng cây giống cây ăn quả có múi đã được tăng cường.

- Tuyển chọn và nhân rộng một số dòng cây ăn quả có múi ít hạt được tuyển chọn trong tự nhiên.

2. Tiến bộ kỹ thuật về canh tác

Áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất cây ăn quả có múi như:

+ Cải tạo đất trồng cây ăn quả có múi: Đất trồng cây ăn quả có múi chu kỳ 2 và 3 cần cải tạo đất trước khi trồng cây ăn quả có múi, trồng cây họ đậu như đậu tương, cây lạc… từ 2 đến 3 vụ; trồng cây cốt khí, cây điền thanh…sau đó cắt, cày lật úp dùng làm nguồn phân hữu cơ, trồng một chu kỳ cây keo, kết hợp bón vôi bột nhằm cải tạo đất trước khi trồng cây ăn quả có múi chu kỳ mới.

+ Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi: Trồng nổi cây ăn quả có múi để tạo điều kiện cho bộ rễ tơ phát triển ngay trên tầng đất canh tác (bộ rễ tơ phát triển ngay trên bề mặt 20 - 30 cm của tầng đất canh tác).

+ Áp dụng biện pháp chặt rễ cọc: Chặt đứt rễ cọc của cây ăn quả có múi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 2-3 năm tuổi), không cho rễ cọc phát triển quá sâu dễ gặp mạch nước ngầm làm thối rễ cọc .

+ Áp dụng biện pháp cắt tỉa, tạo tán: Cắt tỉa tạo tán theo dạng hình chữ Y (làm cho cây ăn quả có múi thông thoáng, chiều cao tán để dưới 3 đến 3,5m; áp dụng biện pháp vít cành đối với những cây ăn quả có múi trẻ tuổi (2 - 5 tuổi), cắt hạ tán với những vườn cây ăn quả có múi già cỗi (cây trên 10 năm tuổi).

+ Làm cỏ, bón phân:

Không sử dụng thuốc trừ cỏ trong vườn cây ăn quả có múi, chỉ làm sạch cỏ gốc thường xuyên, khống chế cỏ dại trong vườn cây ăn quả có múi bằng biện pháp cắt cỏ hoặc trồng cây lạc dại, dùng màng phủ nilon chuyên dụng để hạn chế cỏ dại.

Đất trồng cây ăn quả có múi phải được cải tạo thường xuyên, hàng năm bón bổ sung hàm lượng phân hữu cơ vi sinh, vôi bột, lân để cải tạo đất (pH > 5,5) và bộ rễ cây ăn quả có múi.

Ví dụ: Đối với cây ăn quả có múi 5 đến 10 năm tuổi; Cuốc theo hình tán cây bón phân chuồng hoai mục (50 - 70Kg), lân bột (2-3kg), vôi bột (1 - 1,5kg), NPK tổng hợp bón lót (1-2Kg), phân hữu cơ vi sinh (2-3Kg); Trộn đều với đất và lấp lại, hạn chế tưới trong mùa đông.

Bón bổ sung phân bón tổng hợp NPK bón lót sau khi thu hoạch quả và phân bón tổng hợp NPK bón thúc trong giai đoạn ra hoa, đậu quả và giai đoạn quả lớn...(chú ý sử dụng phân bón tổng hợp NPK ở các thời kỳ sau thu hoach, ra hoa, đậu quả, quả lớn, quả chín sinh lý…).

+ Bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh:

Thường xuyên bón bổ sung phân hữu cơ và Phân hữu cơ vinh sinh; Hiện nay một số nhà vườn đã chuyển đổi sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh lên đến 70% so với lượng phân bón hàng năm cho cây ăn quả có múi bởi vì:

- Vai trò của chất hữu cơ trong đất:

Với lý tính đất: Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng.

Với hoá tính đất: Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.

Với đặc tính sinh học đất: Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, khoáng và hữu cơ nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển nhanh, giun đất cũng phát triển mạnh. Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật.

- Lợi ích của việc bón phân hữu cơ và xu hướng phát triển:

Thứ nhất: Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó:

+ Làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất.

+ Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước.

+ Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây.

Thứ hai: Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất.

+ Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.

+ Gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục các ảnh hưởng xấu như nứt quả…

Thứ ba: Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng cường “Sức khỏe” của đất. Đất sẽ gần như trở thành “đất chết” nếu hệ vi sinh vật đất không hoạt động được.

Ví du: Phân bón hữu cơ sinh học cao cấp TRIMIX – N1 của công ty Cổ phần Điền Trang có thành phần Hữu cơ 23%, Axit humic 2,5%, N 3%, P2O5 2%, K2O:2%, CaO:0,5%, MgO:0,5%, Cu 50 ppm, Zn 50 ppm, B 150 ppm, Độ ẩm 25%, Trichoderma spp:1 x106 cfu/g, Streptomyces spp: 1 x 106 cfu/g, Bacillus subtilis: 1 x 106 cfu/g.

Phân hữ cơ vi sinh TRIMIX là một sản phẩm hữu cơ đậm đặc có nguồn dinh dưỡng dễ tiêu chuyên dùng cho cây ăn quả trong các giai đoạn.

TRIMIX giúp cây sinh trưởng, phát triển hoàn hảo (quả to, đẹp mã, ngon ngọt,...)

TRIMIX làm tăng độ màu mỡ, tơi xốp giữ ẩm cho đất và kích thích bộ rễ cây phát triển mạnh.

TRIMIX giải độc cho đất, đặc biệt là giải pháp để phục hồi cây sau thu hoạch hoặc sau khi bị bệnh.

TRIMIX cung cấp hệ vi sinh vật có ích (Trichoderma, Bacillus,...) giúp kiểm soát hiệu quả các vàng lá, thối rễ, thối quả, xì mủ do các loại nấm bệnh Phytophthora, Fusarium, Collectotrichum,... và tuyến trùng hại rễ trên cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh, tắc ...)

- Vai trò nấm đối kháng Trichoderma 

Tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây, ức chế và cô lập các vi sinh vật gây hại.

Phân rã nhanh xác bã động thực vật - tạo đất tơi xốp - tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất - làm phát triển bộ rễ.          

Phòng ngừa tình trạng xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết chậm trên đối tượng (cam, quýt, bưởi, sầu riêng, tiêu, chè, cà phê...).

Sản sinh kích tố (hóc môn) thực vật, giúp cây tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh.

Nấm Trichoderma trừ được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng.

- Vai trò của Bacillus

Bacillus tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.

Bacillus chuyển hóa lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.

Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh.

Trichodema, Bacillus, Streptomyces,… giúp phân hủy rơm rạ, gốc rạ, tàn dư thực vật, celluloze nhanh hoai mục thành mùn hữu cơ.

+ Tưới nước và tiêu nước: Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm để quản lý độ ẩm; Điều độ nước trong vườn cây ăn quả có múi cần hợp lý, nhất là vào thời kỳ ra hoa đậu quả cần phải giữ đủ ẩm khi vườn khô và thoát nước kịp thời khi trong vườn đọng nước. (chú ý tưới nước trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả non…; tiêu thoát nước trong giai đoạn mùa mưa).

+ Áp dụng biện pháp bảo vệ thực vật và phun phân bón lá: Phòng trừ sâu bênh hại và phun phân bón lá cho cây ăn quả có múi ở từng thời kỳ, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi đối tượng sâu bệnh hại xuất hiện và đến ngưỡng cần phải phòng trừ (chú trọng đến các thời kỳ: sau thu hoạch, ra hoa, đậu quả, quả lớn…). Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi phải kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm.

Áp dụng biện pháp sinh học trong phòng chống sâu bệnh hại cây ăn quả có múi.

- Hỗ trợ nông dân trồng cây ăn quả có múi áp dụng các quy trình kỹ thuật xây dựng vườn cây ăn quả có múi năng suất, chất lượng (ICM): từ trồng mới, bón phân, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm,...

*** Một số biện pháp hỗ trợ cho cây ăn quả có múi ra hoa đậu quả tốt

- Trồng xen, cắt trẻ hóa cây ăn quả có múi già cỗi và ghép cải tạo một số giống cây ăn quả có múi khác dòng. Ví dụ như vườn bưởi Diễn thì cần ghép thêm bưởi Diễn quả chum, bưởi Đỏ Tân Lạc (Hòa Bình), bưởi Da Xanh (Tiền Giang), bưởi Đường Cát Quế (Hà Nôi), bưởi Hoàng (Hưng Yên)....trong vườn để làm tăng khả năng thụ phấn chéo, bổ sung phấn trong giai đoạn cây bưởi Diễn ra hoa đậu quả.

- Chặn, đào cắt đứt bớt rễ; vít cành, khoanh thiến thân, cành; tạo khô hạn và ngừng bón phân giai đoạn tháng 10-12 (âm lịch) trên các vườn cây ăn quả có múi khỏe.

- Vào những ngày có mưa xít, mưa phùn kéo dài có thể dùng máy phun thuốc phun nước lã lên cây ăn quả có múi, rung chùm hoa để hạn chế nấm phấn trắng gây hại trên cánh hoa, làm giảm hàm lượng axit đọng lại trên hoa, quả non. Sau đó phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá.

- Sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng, phun hoặc tưới cho cây vào thời kỳ trước hoặc sau khi nở hoa, đậu quả.

+ Trước lúc ra hoa 15 - 20 ngày phun phân bón lá Growth 15WP + Flower 94 hoặc phân bón lá cao cấp Feed-DT02 kích bông (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

+ Chuẩn bị ra hoa phun phân bón lá Flower 95 (15g/8 lít) + Bo-Lak, Canbo-Lak hoặc Phân bón lá cao cấp Feed-DT02 kích bông (theo khuyến cáo của nhà sản xuất)...

+ Khi hoa nở rộ 50 – 70% phun phân bón lá cao cấp Breed-DT02 đậu quả; phân bón lá cao cấp Breed-DT02 siêu Bo chống rụng quả cam quýt.

+ Sau khi tắt hoa phun: phun Phân bón lá cao cấp Breed-DT02 quả lớn, phân bón lá Trimix – DT siêu lớn quả, đẹp quả (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

181114 mot so tbkt 3

Ảnh tác giả trên một mô hình cây có múi

 TS. Cao Văn Chí , TS. Lương Thị Huyền

 Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

 

Tin mới

Các tin khác