Thực vật điều tiết sản xuất vitamin C như thế nào?

In bài này
Các nhà nghiên cứu đã vén màn bí mật về quá trình điều tiết sản xuất vitamin C ở thực vật. Bằng cách hấp thu dưỡng chất từ đất và biến đổi ánh nắng mặt trời thành năng lượng, thực vật sản sinh ra các loại vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho cả đời sống.
Vitamin C là một trong những loại vitamin thiết yếu. So với các loại vitamin khác, vitamin C có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của bệnh scobut (bệnh của máu do thiếu vitamin C trong cơ thể). Các nhà khoa học cho biết, việc hiểu rõ hơn thực vật sản xuất và điều tiết vitamin như thế nào có thể giúp cải thiện các chiến lược nông nghiệp và giải quyết các vấn đề về suy dinh dưỡng.
 
 
Các nhà khoa học hiểu rằng, vitamin C được sản xuất trong mỗi tế bào thực vật khi các phân tử ascorbate tương tác với một enzym quan trọng qua đường sinh hóa. Nhưng có hai con đường chính để điều tiết sản xuất. Một con đường là chỉ thị ADN trở thành phương tiện truyền tin cho phân tử RNA, một phân tử sắp xếp tế bào theo chức năng. Con đường thứ hai là dành cho RNA chuyển đổi trực tiếp thành enzym sản xuất vitamin C.
 
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Queensland nhận thấy thực vật và vitamin C hoàn toàn sử dụng con đường thứ hai, theo một cách đặc biệt.
 
Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, thực vật sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn vitamin C tùy thuộc vào yếu tố môi trường. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, có nhiều ánh sáng hoặc hạn hán, thực vật thường sản xuất nhiều vitamin C hơn để bảo vệ chúng khỏi tác hại ô-xy hóa.
 
Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu cơ chế mà một số loài thực vật như mận Kakadu có thể tổng hợp lượng vitamin C rất cao. Vitamin C quan trọng trong chế độ ăn của chúng ta do giúp cơ thể tổng hợp nhiều sắt, mang ô-xy đến các tế bào. Việc hiểu rõ cơ chế này có thể hỗ trợ các chương trình lai giống để phát triển các giống cây khỏe mạnh hơn và cải thiện sức khỏe con người, bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt là chứng suy dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới.
 
Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Plant Cell.

MARD

 

Tin mới

Các tin khác