Hội thảo quốc tế về “Lồng ghép các loại rau và cây ăn quả bản địa vì một tương lai an toàn thực phẩm và dinh dưỡng”

Châu Á được biết đến với sự đa dạng sinh học tập thể, nền văn hóa phong phú và là quê hương của nhiều loại cây trồng hoang dã, ăn được và bán thuần hóa không những góp phần cung cấp thực phẩm cho cư dân địa phương và trong khu vực mà còn cho cả phần còn lại của thế giới. Những loại cây trồng ít phổ biến này được trồng ở những vùng có nhiều hơn một nửa dân số nghèo đói trên thế giới. Theo một báo cáo của FAO, khoảng 77% các hộ gia đình sống trong hoặc gần rừng ở 24 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á thu thập và tiêu thụ thực phẩm hoang dã với các mức độ sử dụng khác nhau - một số tiêu thụ thường xuyên, một số để tăng cường nhu cầu dinh dưỡng và ăn kiêng, và một số dùng cho mục đích thương mại (Alliance-FAO Virtual Event IYFV 2021).

Nhằm thu hẹp khoảng cách về nghèo đói và suy dinh dưỡng của các nước ở châu Á và trên thế giới, ngày 14/9/2021, Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và CIAT - Châu Á và Văn phòng FAO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Lồng ghép các loại rau và cây ăn quả bản địa vì một tương lai an toàn thực phẩm và dinh dưỡng”.

Tham gia Hội thảo có trên 60 đại biểu tham gia từ các Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và  CIAT, Châu Á, các đại biểu đến từ Bangladesh, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Davao, Mongolia, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Mục đích của Hội thảo quốc tế về “Lồng ghép các loại rau và cây ăn quả bản địa vì một tương lai an toàn thực phẩm và dinh dưỡng” bao gồm:

• Làm nổi bật tầm quan trọng của trái cây và rau quả bản địa và người nông dân về kiến thức truyền thống về quản lý và sử dụng các loại cây trồng truyền thống;

• Mô tả các rào cản trong việc sử dụng trái cây và rau bản địa;

• Liệt kê những câu chuyện thành công và bài học kinh nghiệm liên quan đến công việc lồng ghép rau quả bản địa trong vùng; và

• Xác định cơ hội hội tụ giữa các đối tác chính (chính phủ, nghiên cứu, tư nhân ngành, xã hội dân sự) để phổ biến rau quả bản địa trong khu vực.

Mười (10) bài trình bày liên quan đến rau quả bản địa của các nước trong khu vực đã được tham luận tại Hội thảo lần này.

TS. Ngô Thị Hạnh – Trưởng Bộ môn Rau và cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả đại diện cho Việt Nam và Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và CIAT - Châu Á tham gia Hội thảo và trình bày nghiên cứu: “Tìm hiểu và thúc đẩy hệ thống giống rau địa phương trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam”

Bài trình bày của TS Ngô Thị Hạnh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các giống rau địa phương ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; thực trạng về chế độ dinh dưỡng của đồng bào, nhất là phụ nữ; hiện trạng sử dụng và sản xuất hạt giống rau bản địa ở địa phương, cũng như vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực này. Báo cáo cũng đã đề xuất được các cơ hội can thiệp như: i) Khuyến khích trao đổi hạt giống và giáo dục dinh dưỡng thông qua các câu lạc bộ sức khỏe chế độ ăn uống (dinh dưỡng) và các lớp học kinh doanh nông trại (thu nhập); ii) Cải thiện chất lượng hạt giống của các loại rau bản địa thông qua nâng cao kỹ thuật sản xuất, chọn lọc và bảo quản với nông dân; iii) Thiết lập và thúc đẩy lao động và thực hành sản xuất hạt giống hiệu quả về chi phí; iv) Phát triển các chuỗi giá trị nhạy cảm về dinh dưỡng để tạo thu nhập cho nông dân sản xuất nhỏ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị; v)Bảo tồn cấp cộng đồng hoặc cấp khu vực và nhân rộng các giống bản địa và giàu dinh dưỡng (phục vụ để tăng khả năng tiếp cận và sự sẵn có của hạt giống đa dạng, ví dụ, ngân hàng hạt giống); vi) Hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị và các cơ quan giám sát để cải thiện và đảm bảo chất lượng hạt giống.

Hội thảo cũng đã thảo luận và đưa ra các giải pháp lồng ghép các loại trái cây và rau bản địa để có một tương lai an toàn về thực phẩm và dinh dưỡng như:

(i) Những rào cản chính: vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh dinh dưỡng, biến đổi khí hậu, điều kiện khác nhau của các nước.

(ii) Những giải pháp chính như liên kết, nâng cao chuỗi giá trái cây và rau bản địa, phát triển hệ thống thực phẩm ở mỗi quốc gia, chính sách của mỗi quốc gia về vấn đề lồng ghép các loại trái cây và rau bản địa để có một tương lai an toàn về thực phẩm và dinh dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm của các Quốc gia giúp học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Thông qua sự kiện này cho thấy rau và cây ăn quả bản địa là đối tượng đang được quan tâm nghiên cứu của Tổ chức FAO và Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và CIAT - Châu Á trong thời gian tới. Trong đó, các chủ đề được quan tâm như (i) cung cấp quan điểm, theo dõi và đánh giá xu hướng; (ii) nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật; (iii) hỗ trợ chính sách và tư vấn cho các tiểu vùng; (iv) xây dựng quan hệ đối tác và liên minh; (iv) tăng cường thông tin, kiến ​​thức và thống kê; (vi) phát triển các công cụ quốc tế nhằm giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, cải thiện tài nguyên thiên nhiên.

Một số hình ảnh Hội thảo

091621 hoi thao fao 1

091621 hoi thao fao 2

091621 hoi thao fao 3

091621 hoi thao fao 4

                                                                                                                      Lê Như Thịnh, Lê Thị Hà

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

 

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top