Gần 1/3 trang trại trên thế giới áp dụng canh tác thân thiện với môi trường

In bài này

Theo một đánh giá của 17 nhà khoa học thuộc 5 nước, gần 1/3 trang trại trên thế giới đã áp dụng biện pháp canh tác thân thiện với môi trường mà vẫn duy trì được năng suất.

181012 gan mot phan ba 1

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các trang trại có sử dụng một số hình thức “thâm canh bền vững”, một cụm từ hàm ý nhiều biện pháp canh tác, bao gồm sản xuất hữu cơ, sử dụng đất, nước, đa dạng sinh học, lao động, kiến thức và công nghệ để vừa trồng trọt vừa giảm tác động môi trường như ô nhiễm thuốc trừ sâu, xói mòn đất và phát thải khí nhà kính.

Trong tạp chí Nature Sustainability, các nhà nghiên cứu ước tính rằng gần 1/10 trang trại trên thế giới đang áp dụng thâm canh bền vững mang lại nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Các biện pháp mới có thể cải thiện năng suất, các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, đồng thời giảm chi phí cho nông dân. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã biết làm thế nào nông dân Tây Phi tăng năng suất ngô và sắn; gần 100.000 nông dân Cuba tăng năng suất 150% trong khi cắt giảm sử dụng thuốc trừ sâu đến 85%.

Thâm canh bền vững “có thể mang đến nhiều kết quả có lợi về cả sản lượng nông nghiệp và đầu tư tự nhiên”. Trong đó, các nước kém phát triển có xu hương cải thiện mạnh về năng suất, trong khi các nước công nghiệp có xu hướng tăng về hiệu quả (giảm chi phí), hạn chế tổn hại đến các dịch vụ hệ sinh thái và thường giảm một chút về năng suất trồng trọt và chăn nuôi.

Jule Pretty, tác giả nghiên cứu đồng thời là giáo sư ngành môi trường và xã hội tại Đại học Essex (Anh) lần đầu sử dụng thuật ngữ “thâm canh bền vững” vào năm 1997 trong một nghiên cứu về nông nghiệp châu Phi. Trong khi từ “thâm canh” chủ yếu áp dụng cho hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường. Pretty sử dụng thuật ngữ này để chỉ ra các kết quả mong muốn, như nhiều thực phẩm hơn, dịch vụ hệ sinh thái tốt hơn, không cần phải loại trừ lẫn nhau.

Hiện nay, thuật ngữ này xuất hiện trong hơn 100 báo cáo học thuật mỗi năm và là trung tâm của Mục tiêu Phát triển Bền vững Liên hợp quốc.

Trong báo cáo trên tạp chí Nature Sustainability, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các ấn phẩm khoa học và bộ dữ liệu để đánh giá 400 dự án, chương trình và sáng kiến thâm canh bền vững trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu chỉ lựa chọn các dự án được thực hiện trên hơn 10.000 trang trại, hoặc 10.000 ha. Họ ước tính rằng 163 triệu trang trại với hơn 1 tỉ mẫu bị ảnh hưởng.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào bảy thay đổi canh tác khác nhau trong đó "tăng hiệu suất hệ thống tổng thể không phải chịu chi phí môi trường ròng". Những thay đổi này bao gồm một hình thức quản lý dịch hại tổng hợp tiên tiến liên quan đến các trường dạy nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như làm đất, ở hơn 90 quốc gia. Những thay đổi khác bao gồm thiết kế lại đồng cỏ và thức ăn gia súc, cây trong hệ thống nông nghiệp, quản lý nước tưới, và nông nghiệp bảo tồn, bao gồm kỹ thuật không tiết kiệm đất được sử dụng ở miền đông Washington.

Theo các nhà nghiên cứu, sự thâm canh bền vững "đã được chứng minh là tăng năng suất, nâng cao tính đa dạng của hệ thống, giảm chi phí nông dân, giảm ngoại tác tiêu cực và cải thiện dịch vụ hệ sinh thái". Đặc biệt, thâm canh bền vững đã đạt đến một "điểm bùng phát", có thể được áp dụng rộng rãi hơn thông qua các chính sách và ưu đãi của chính phủ.

M.H - Mard, theo EurekAlert.

Nguồn: iasvn.org

Tin mới

Các tin khác